Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Tham luận về văn hóa giao thông




GIÁO DỤC Ý THỨC CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAOTHÔNG TỪ GÓC NHÌN “VĂN HÓA GIAO THÔNG”
TS Nguyễn Văn Huấn
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre

I. Văn hóa và văn hóa giao thông
1. Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện,... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
Văn hóa có ba chức năng chủ yếu :
- Chức năng tổ chức xã hội. Văn hoá thường xuyên làm tăngđộ ổn định xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường xã hội và môi trường tự nhiên.
- Chức năng điều chỉnh xã hội. Thường xuyên xem xét các giá trị, văn hoá giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động của mình, không ngừng hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường nhằm tựbảo vệ để tồn tai và phát triển.
- Chức năng giao tiếp. Do mang tính nhân sinh, văn hoá trởthành sợi dây nối con người với con người.
2. Văn hóa giao thông
Gần đây, vấn đề văn hóa giao thông với mục đích giáo dụcđiều chỉnh hành vi con người khi tham gia giao thông nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đảm bảo cuộc sống yên bình, hạnh phúc được xem là khâu đột phá.
Văn hóa giao thông được hiểu theo nghĩa: "Văn hóa giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng văn hóa giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông". (Ủy ban An toàn giao thông quốc gia).
Như vậy, văn hóa giao thông sẽ thực hiện chức năng tổ chức,điều chính, giao tiếp ứng xử trong lĩnh vực giao thông. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cũng đã xác định các tiêu chí của văn hóa giao thông:
- Về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng; tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác.
- Có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.
Giáo dục ý thức chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông, cần thiết phải giáo dục về văn hóa giao thông, thể hiện qua các yêu cầu sau:
-Hiểu biết đầy đủ về Luật Giao thông;
-Ý thức trách nhiệm cao nhất đối với bản thân và cộng đồng;
-Có hành vi ứng xử mang tính văn hóa, hợp tác, giúp đỡ người bị tai nạn giao thông;
-Không lái xe sau khi đã uống rượu, bia; không phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ điều kiện theo quy định (độ tuổi, giấy phép lái xe)…;
-Không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang bảo vệ an toàn giao thông;
-Không ứng xử mất văn hóa với người cùng tham gia giao thông cũng như khi xảy ra tai nạn giao thông và không để xảy ra tai nạn khi tham gia giao thông.
II. Giáo dục ý thức chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông từ góc nhìn văn hóa giao thông
1. Tình hình chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông khi tham gia giao thông.
Theo Tuổi Trẻ, báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy trong 9 tháng đầu năm 2012, toàn quốc xảy ra gần 24.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết gần 7.000 người, bị thương hơn 25.000 người.
Trong tháng 8/2012, Cảnh sát giao thông đường bộ toàn quốc đã xử lý hơn 619.400 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 35.027 trường hợp, tạm giữ 2.678 xe ôtô, 54.126 xe môtô.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Quốc hội, đánh giá về tính chất nghiêm trọng của tai nạn giao thông: “Chín tháng đã làm chết một sư đoàn, làm mất sức chiến đấu mấy sư đoàn nữa, so với chiến tranh thì thiệt hại quá lớn”.
Qua đó cho thấy việc chấp hành các quy định về an toàn giao thông trong người dân vẫn còn nhiều hạn chế. Tình trạng tai nạn giao thông vẫn nghiêm trọng; tình hình tham gia giao thông ngày càng trở nên phức tạp. Ở Việt Nam, mỗi ngày có hơn 30 người bịtai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát khủng khiếp.
Hiện nay ở nước ta có khoảng 20 triệu học sinh, sinh viên; tỉnh Bến Tre có trên 200 ngàn học sinh, sinh viên và có trên 300 ngàn thanh niên thuộc độ tuổi tham gia giao thông. Theo điều tra mới đây của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, gần 80% số người bị xử lí khi tham gia giao thông có độtuổi từ 16 đến 35; gần 95% sinh viên điều khiển xe sai kĩ thuật. Đặc biệt nhiều học sinh Trung học phổ thông không có giấy phép lái xe vẫn sử dụng xe máy phân khối lớn đến trường; ra đường đi hàng ba, hàng tư; ngồi xe mô tô, xe đạp điện, xe máy điện không đội mũ bảo hiểm.
Như vây, sinh viên học sinh là lực lượng tham gia giao thông nhiều nhất. Việc giáo dục học sinh có ý thức chấp hành các quy định vềtrật tự an toàn giao thông là cấp thiết.
2. Giáo dục ý thức chấp hành những quy định về trật tự an toàn giao thông từ góc nhìn văn hóa giao thông
2.1. Quan điểm chung
Xuất phát từ thực tế trên, việc nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành quy định về an toàn giao thông bằng giáo dục là rất cần thiết. Giáo dục có thể làm thay đổi đổi hành vi của con người. Đối với học sinh phổthông, muốn làm thay đổi hành vi, việc giáo dục an toàn giao thông cần thiết phải được lặp đi lặp lại nhiều lần, thường xuyên nhắc nhở, mới hình thành văn hóa giao thông.
Giáo dục học sinh có được sự tự ý thức chấp hành các quyđịnh về trật tự an toàn giao thông bằng sự tác động của văn hóa hóa giao thông như đã nói: văn hóa giao thông sẽ làm thay đổi nhận thức, hành động; có trách nhiệm và biết ứng xử văn minh trong tham gia giao thông.
2.2. Các giải pháp thực hiện
Trong ngành giáo dục, việc giáo dục về an toàn giao thông thực hiện qua các hoạt động như:
- Triển khai tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh các quy định về trật tựan toàn giao thông, các quy định về xử phạt vi phạm an toàn giao thông, các văn bản chỉ đạo của Ban An toàn giao thông các cấp qua lồng ghép vào môn Giáo dục công dân và một số môn học chính khóa khác, qua các buổi sinh hoạt dưới cờ,sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt câu lạc bộ tuổi trẻ với pháp luật của Đoàn –Đội, chương trình phát thanh học đường, họp Ban Đại diện cha mẹ học sinh… Ngoài ra, các trường học cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh qua các hoạt động ngoại khóa bằng nhiều hình thức đa dạng như: Viết kịch bản, biểu diễn tiểu phẩm, hội thi, tọa đàm, câu hỏi trắc nghiệm dưới cờ, phát động học sinh tích cực tham gia cuộc thi giao thông thông minh trên Internet (kể từ năm học 2012-2013).
- Qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông như trên, các trường học quán triệt cho cán bộ, nhà giáo, học sinh, sinh viên thực hiện nghiêm túc các quy định về trật tự, an toàn giao thông. Cán bộ, nhà giáo trong ngành giáo dục thực hiện nghiêm túc quy định đã uống rượu, bia thì không điều khiển phương tiện giao thông; đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông. Học sinh, sinh viên phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện; ra đường không đi hàng hai, hàng ba. Mọi người tham gia giao thông phải có hành vi ứng xử mang tính văn hóa, hợp tác, giúp đỡ người bị tai nạn giao thông; tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác khi tham gia giao thông; không phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, điều khiển xe mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ điều kiện theo quyđịnh (độ tuổi, giấy phép lái xe)…
- Các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai họp với phụ huynh học sinh đểtuyên truyền, nhắc nhở và cam kết việc không giao xe máy cho học sinh chưa đủtuổi, chưa có giấy phép lái xe và cam kết đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông.
- Rà soát việc lồng ghép vào nội quy, quy chế của đơn vị những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, quy định cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức nghiêm chỉnh chấp hành;
- Tổ chức cho cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên ký cam kết không vi phạm những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông;
- Đưa nội dung chấp hành pháp luật về an toàn giao thông vào việc xét thi đua khen thưởng của cá nhân, tập thể.
III. Kết luận
Trong trường học, việc giáo dục học sinh ý thức chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông, hình thành nét văn hóa giao thông phải được bắt đầu bằng việc trang bị, bổ sung kiến thức về pháp luật về an toàn giao thông thông qua các môn học chính khóa và các hoạt động ngoài giờ lên lớpđể nâng cao nhận thức, ý thức về an toàn giao thông, từ đó thay đổi hành vi, thực hiện tốt các quy định về an toàn giao thông và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông.
Văn hóa giao thông cần phải được xem là khâu đột phá và tập trung các giải pháp để thực hiện quyết liệt, tạo ra chuyển biến thật sự trong ý thức người tham gia giao thông, trong đó có đội ngũ học sinh, sinh viên, là đội ngũ đông đảo.









Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét